VCB – Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Nhóm ngành: Ngân hàng thương mại
Vốn điều lệ: 47,325,276,230,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 4,732,516,571 cp
KL CP đang lưu hành: 4,732,516,571 cp

Tổ chức kiểm toán:– Công ty TNHH KPMG Việt Nam – 2010
– Công ty TNHH KPMG Việt Nam – 2011
– Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam – 2012
– Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam – 2013
– Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam – 2014
– Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam – 2015
– Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam – 2016
– Công ty TNHH KPMG Việt Nam – 2017
– Công ty TNHH KPMG Việt Nam – 2018
– Công ty TNHH KPMG Việt Nam – 2019
– Công ty TNHH KPMG Việt Nam – 2020

Giới thiệu:

Lịch sử hình thành:

  • Ngày 30 tháng 10 năm 1962, Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
  • Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
  • Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
  • Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
  • Tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư…
  • Theo Giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp ngày 23/5 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mô hình của một ngân hàng thương mại cổ phần. với vốn điều lệ là 12.100.860.260.000 đồng.
  • Ngày 31/12/2008, Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết 112.285.426 cổ phiếu chiếm

Ngành nghề kinh doanh:

Huy động vốn:

  • Nhận tiền gửi;
  • Phát hành giấy tờ có giá;
  • Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và của tổ chức tín dụng nước ngoài;
  • Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới hình thức tái cấp vốn.

Hoạt động tín dụng:

  • Cho vay;
  • Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;
  • Bảo lãnh;
  • Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

  • Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt nam, tại các tổ chức tín dụng khác;
  • Mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước;
  • Cung ứng các phương tiện thanh toán;
  • Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế;
  • Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
  • Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định;
  • Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
  • Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

Các hoạt động khác:

  • Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
  • Tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức;
  • Trực tiếp thực hiện kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế theo quy định của pháp luật;
  • Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng thương mại, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng;
  • Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
  • Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, tư vấn đầu tư phù hợp với chức năng hoạt động của một ngân hàng thương mại; Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật…
Địa bàn kinh doanh
Tính đến hết năm 2015, bên cạnh trụ sở chính, Vietcombank hiện có 96 chi nhánh với 368 phòng giao dịch hoạt động tại 50/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ: Bắc Trung bộ 8,3%, Đông bắc bộ 7,3%, Đồng bằng sông Hồng 10,4%, Khu vực Hà Nội 15,6%, Đồng bằng sông Cửu Long 14,6%, Đông Nam Bộ 11,5%, Hồ Chí Minh 17,7%, Nam Trung bộ 10,4%, Tây Nguyên 4,2%. Vietcombank còn có 1856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
01

Địa chỉ: Tầng 15 – Tòa nhà Vietcombank Tower, 198 Trần Quang Khải, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: +84-(04) 3934 3137 – Fax: +84-(04) 3824 1395

Người công bố thông tin: Bà Phùng Nguyễn Hải Yến

Email: ir@vietcombank.com.vn

Website: http://www.vietcombank.com.vn

Nguồn: Cafef.vn